Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Viện Tài chính - Kế toán
Đại học Công nghiệp TP.HCM
Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Viện Tài chính - Kế toán
Chiến lược phát triển
Chủ đề năm học
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN VIỆN TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2023 – 2030
Ngày đăng: 07-05-2024- Đăng bởi: Nguyễn Tài Yên

I.        CƠ SỞ ĐỂ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC

  • Tầm nhìn, sứ mạng, giá trị cốt lõi, mục tiêu hoạt động, triết lý giáo dục v.v... của IUH và Viện Tài chính - Kế toán
  • Phân tích các xu hướng ảnh hưởng trực tiếp đến lĩnh vực Đào tạo và lĩnh vực Tài Chính - Kế Toán
  • Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của IUH và Viện Tài chính - Kế toán
  • Học hỏi mô hình đào tạo của các trường tiên tiến hàng đầu trên thế giới.
  • Học hỏi, rút kinh nghiệm từ sự thành công và thất bại trong đổi mới giáo dục, cải tiến chất lượng đào tạo, nâng cao vị thế của các trường Đại học tại Việt Nam và thế giới.

II.      NỘI DUNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN VIỆN TÀI CHÍNH- KẾ TOÁN

Chiến lược thứ 1: Xuất sắc trong đào tạo, mang lại lợi ích cho người học, được thừa nhận của người học, người dạy, người sử dụng lao động, đối tác, cộng đồng.

1. Mục tiêu chiến lược

Nâng cao vị thế của trường và Viện trong phạm vi trong nước và quốc tế thông qua việc đào tạo.

(Song song với việc cải tiến chương trình đại trà hiện hành về chất lượng đào tạo sẽ tổ chức chương trình đào tạo đặc biệt với chất lượng vượt trội, cách biệt nhiều so với mặt bằng chung để tạo ra thế hệ người học xuất sắc, nổi bật. Song song đó, cải tiến chương trình đào tạo hiện hành để dần dần tiệm cận với chương trình đặc biệt. Giai đoạn 1 chương trình đặc biệt được thực hiện chọn lọc trên số lượng nhỏ người học, giai đoạn 2 sẽ nhân rộng cho toàn bộ người học.)

2. Cách thức hành động

  1. Xây dựng chương trình đạo tạo đặc biệt để làm “hàng mẫu” với phương thức đào tạo tiên tiến và cam kết đầu ra vô cùng nổi bật và khác biệt với mức chất lượng hiện tại:

+ Đào tạo 100% các môn chuyên ngành bằng tiếng anh;

+ Đưa công nghệ mới trong lĩnh vực chuyên ngành vào đào tạo để người học theo kịp với sự phát triển công nghệ trong lĩnh vực chuyên ngành;
+ Xây dựng tốt môi trường tự học để người học phát huy việc tự hoc: Xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho tự học, đổi mới phương pháp giảng dạy hướng đến việc kích thích sự tự học, đổi mới phương pháp đánh giá để thúc đầy việc tự học.
+ Chuẩn đầu ra về ngoại ngữ và tin học cao: Sinh viên phải có ngoại ngữ thứ hai ở mức lưu loát và ngoại ngữ thứ 3 ở mức cơ bản mới được ra trường. Sinh viên phải có kĩ năng CNTT thành thạo thì mới được ra trường

+ Cam kết giới thiệu việc làm cho 100% sinh viên tốt nghiệp từ chương trình đặc biệt. v.v...

+ Tuyển chọn người học đầu vào có chất lượng cao
+ Có chính sách thu hút tốt để người học theo học chương trình đặc biệt.

      2. Bên cạnh việc xây dựng thêm chương trình đặc biệt để thí điểm và làm mẫu thì các chương trình hiện tại phải cải tiến không       ngừng về chất lượng để đáp ứng yêu cầu về quốc tế hóa, về sự phát triển công nghệ và về sự chuyển dịch chức năng nghề nghiệp.

+ Tăng cường tính quốc tế của chương trình bằng việc đưa thêm theo lộ trình các môn mà trong đó tiếng Anh được xem là ngôn ngữ giảng dạy chính
+ Khuyến khích, tạo điều kiện giảng viên/sinh viên tham gia các chương trình trao đổi giảng viên/sinh viên với các trường trong nước và quốc tế
+ Thiết kế thêm chương trình liên kết quốc tế
+ Tăng cường việc mời thỉnh giảng các giáo sư/phó giáo sư tại các trường nước ngoài

+ Cải tiến phương pháp sư phạm hướng đến tăng cường tính chủ động trong học tập của người học; tạo điều kiện cho người học tiếp cận với cơ hội học tập suốt đời; Phát triển các tính năng theo dõi và đánh giá kết quả tự học của người học trên nền tảng LMS
+ Cung cấp cho người học môi trường đào tạo ứng dụng tối đa các phát kiến công nghệ để nâng cao chất lượng và tiến gần đến thực tiễn ngành nghề:
+ Gia tăng hợp tác với các đối tác công nghệ, công ty phần mềm để mở rộng và liên tục cập nhật phần học liệu cho hệ thống mô phỏng; Xây dựng môn học mô hình phòng kế toán ảo để mang lại trải nghiệm công việc sinh động, bám sát thực tiễn; Số hóa bài giảng; Đa dạng hóa các tài liệu được số hóa: từ các slide, bản ghi âm, video, cho đến các tương tác hai chiều giữa SV-GV trên kênh số hóa; Xây dựng nguồn học liệu mở, hệ thống học tập điện tử để số đông người học có thể tiếp cận bất kể thời gian và không gian.
+ Tăng cường đào tạo gắn với thực tiễn và nhu cầu doanh nghiệp; Nắm bắt và phản hồi nhanh chóng các nhu cầu từ thị trường lao động vào chương trình đào tạo; Tăng cường các nội dung thực tiễn ngành vào các môn chuyên ngành, trong đó khách mời sẽ là chuyên gia trong ngành, thành viên các hiệp hội nghề nghiệp, các chủ DN, đội ngũ cựu sinh viên.
+ Phát triển các nền tảng giúp kết nối người học với thị trường; Phát triển cổng thông tin điện tử kết nối doanh nghiệp và người học: nơi DN đăng tải các yêu cầu tuyển dụng, các chương trình thực tập và phát triển tài năng; nơi người học đăng tải CV và tìm kiếm cơ hội việc làm,…; Phát triển mạnh mạng lưới cựu học viên như một cầu nối hiệu quả giữa người học - Viện - và cộng đồng doanh nghiệp; Xây dựng (hoặc tham gia) mạng lưới kết nối các cố vấn học tập (mentor) đến từ các tổ chức đào tạo, hiệp hội nghề nghiệp, DN trong ngành,… để mang lại cho người học cơ hội tiếp cận với các tư vấn về chuyên môn, kỹ năng và được định hướng phát triển một cách trực tiếp và chuyên sâu.

Chiến lược thứ 2: Xuất sắc trong việc xây dựng môi trường làm việc và sử dụng nhân sự. Hài hòa lợi ích của cá nhân và tổ chức đồng thời mang lại cơ hội phát triển cá nhân. Được sự thừa nhận người lao động, cộng đồng

1. Mục tiêu chiến lược

Nâng cao vị thế của trường và Viện thông qua việc xây dựng lực lượng nhân sự mạnh, danh tiếng. (Thu hút, tuyển dụng đặc biệt, tạo môi trường làm việc tốt nhất để có thể sở hữu được một số nhân sự xuất sắc vượt trội, danh tiếng trong phạm vi quốc gia và quốc tế hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn. Song song đó, không ngừng cải tiến môi trường làm việc hiện tại, thúc đẩy lực lượng nhân sự hiện tại nâng tầm để ngày càng sở hữu nhiều nhân sự xuất sắc. Nhân sự xuất sắc sẽ làm cho đơn vị trở nên xuất sắc trên nhiều phương diện: Đào tạo, NCKH, HĐCĐ )

2. Cách thức hành động

  1. Thu hút 1 số cá nhân có danh tiếng nổi trội trong nước và quốc tế trong lĩnh vực chuyên môn về Trường, Viện công tác với chế độ đặc biệt và môi trường làm việc đặc biệt. Các cá nhân danh tiếng này sẽ là đầu tàu dẫn dắt đội ngũ nhân sự hiện tại tiếp cận với cách thức làm việc để trở xuất sắc và tạo hiệu ứng tốt trong truyền thông hình ảnh về trường, Viện. Các cá nhân xuất sắc có thể giúp trường và Viện trở nên xuất sắc và mạnh hơn trên nhiều phương diện: Đào tạo, Nghiên cứu khoa học, hoạt động cộng đồng, hợp tác với các đối tác v.v...

     2. Bên cạnh việc thu hút các cá nhân xuất sắc thì cần liên tục cải thiện chính sách đãi ngộ, cải tiến môi trường làm việc để giữ chân      nhân sự tốt và nâng tầm đội ngũ nhân sự hiện tại.
   + Tăng cường các hoạt động tập huấn, đào tạo định kỳ hỗ trợ đội ngũ nhân sự nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực nghề     nghiệp
  + Tạo cơ hội phát triển và thăng tiến cho các cá nhân dựa trên năng lực
  + Xây dựng chính sách khen thưởng, khuyến khích kịp thời đủ mạnh để thúc đẩy đội ngũ nhân sự chủ động đóng góp các sáng kiến    cho sự phát triển chung và thực hiện các hoạt động xuất sắc trong Nghiên cứu khoa học, đào tạo, hoạt động cộng đồng, kết nối và     hợp tác mang lại danh tiếng cho trường và Viện.
  + Nuôi dưỡng cảm giác thân thuộc và tự hào, nơi mọi người có thể phát triển và vượt trội. v.v...

   + Đầu tư vào công nghệ tiên tiến và các nguồn lực khác cần thiết để tạo môi trường làm việc tiến bộ, hiện đại.                                                                                                                                                                                                            

Chiến lược thứ 3: Xuất sắc trong hợp tác, lựa chọn và tận dụng được thế mạnh của đối tác để mang lại lợi ích đối tác, nhà trường. Được sự thừa nhận của đối tác, cộng đồng.     

1. Mục tiêu chiến lược

Nâng cao vị thế trường và Viện thông qua thế mạnh của đối tác

(Thu hút các đối tác danh tiếng trên phạm vi quốc gia, quốc tế để hợp. Bên cạnh đó, không ngừng mở rộng hợp tác rộng rãi với nhiều đối tác có uy tín khác trên mọi hoạt động của trường và Viện để mang lại lơi ích cho tất cả các bên liên quan.)

2. Cách thức hành động

Lựa chon các đối tác danh tiếng và có uy tín để hợp tác trên moi hoạt động của trường và Viện:

+ Hợp tác trong hoạt động đào tạo và liên kết đào tạo;
+ NCKH; Cung cấp tài trợ đào tạo và khuyến khích Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ;
+ Tuyển dụng;

      + Khởi nghiệp; dự án hợp tác doanh nghiêp –  giảng viên – sinh viên;

      + Hợp tác hội nghề nghiệp, doanh nghiệp, cựu sinh viên v.v...

Chiến lược thứ 4: Xuất sắc trong phục vụ động cộng đồng, mang lại lợi  ích cho cộng đồng, được sự thừa nhận của cộng đồng

1. Mục tiêu chiến lược

Nâng cao vị thế trường và Viện thông qua hoạt động cộng đồng nổi bật, mang lại lợi ích nhiều mặt cho các bên liên quan và mang lại danh tiếng cho trường và Viện.

2. Cách thức hành động

Chọn lựa và tập trung thực hiện một vài chương trình hoạt động cộng đồng nổi bật, gây hưởng lớn trong cộng đồng bằng cách ứng dụng chuyên môn hoặc ứng dụng kết quả nghiên cứu mang lại nhiều giá trị cho đông đảo người sử dụng và được người sử dụng thừa nhận.

Giai đoạn 2
Chiến lược thứ 5:
Ổn định và phát triển bền vững

1. Mục tiêu chiến lược

Khẳng định vị thế hàng đầu trong đào tạo tại VN. Xuất sắc đào tạo, Nghiên cứu khoa học, hoạt động cộng đồng. Tăng nguồn thu, ổn định và phát triển bền vững

2. Cách thức hành động

Sau các chiến lược ở giai đoạn 1 đã giúp nâng cao vị thế Viện TCKT trong phạm vi trong nước và khu vực. Tuy nhiên, các hoạt động và các thành tựu xuất sắc trong đào tạo, nhân sự, hợp tác với đối tác, phục vụ cộng đồng trong giai đoạn 1 chỉ thực hiện trên phạm vi nhỏ, chưa thực hiện đồng loạt và đại trà trên diện rộng. Giai đoạn 2 sẽ là giai đoạn nhân bản, thực hiện đồng loạt, đại trà các chiến lược thành công giai đoạn 1 để sự xuất sắc lan tỏa trong khắp đơn vị, trên mọi phương diện và khi đó, đơn vị chính thức bước vào giai đoạn ổn định và phát triển. Sự ổn định và phát triển bền vững ở vị thế mới, vị thế hàng đầu tại VN.

+ Nhân bản các nội dung thực hiện các chiến lược 1,2,3,4 trên toàn bộ đơn vị và trên mọi phương diện. Luôn có sự đánh giá lại hàng năm và cải tiến liên tục hàng năm phù hợp với vị thế mới và bối cảnh mới.
+ Các chương trình hành động để đạt mục tiêu chiến lược giai đoạn 1 được duy trì, cải tiến hàng năm và tiếp tục được thực hiện và cải tiến trong giai đoạn 2 để đạt mục tiêu giai đoạn 2.
+ Các KPI đánh giá tiếp tục được duy trì và cải tiến hàng năm để phù hợp với vị thế mới và bối cảnh mới.
+ Tiếp tục xây dựng các chương trình hành động, KPI trong giai đoạn 2 để đạt mục tiêu chiến lược giai đoạn 2. Khi đơn vị đã xuất sắc trong đào tạo, nhân sự, hợp tác đối tác, phục vụ cộng đồng thì tất yếu sẽ kéo các hoạt động khác tăng cao như: Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, thu hút người học trong và ngoài nước, cung cấp dịch vụ tư vấn cho xã hội v.v… Tất cả những điều này sẽ giúp đơn vị tăng nguồn thu, tăng vị thế và phát triển ổn định trên vị thế mới, vị thế uy tín hàng đầu tại VN.

Trên đây là nội dung chiến lược phát triển của Viện Tài chính - Kế toán giai đoạn 2023–2033.

 

VIỆN TRƯỞNG

(Đã ký)

TS. Nguyễn Thị Thu Hiền

Đơn vị liên kết